Nội dung bài viết
Bạn là một giáo viên dạy cấp 1? Bạn đã bao giờ từng cảm thấy khó khăn trong việc tạo không khí hứng thú trong mỗi tiết học cho các bé hay chưa? Nếu có thì bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách làm các đồ dùng dạy học tự làm môn toán lớp 3 để những tiết học thú vị hơn cho các bé nhé.
1. Lợi ích của việc tự làm các đồ dùng dạy học môn toán.
Đối với các bé đang học tiểu học, điều quan trọng nhất trong tiết học phải là sự hứng thú, vì các bé còn nhỏ sẽ rất nhanh chán. Nếu bạn chỉ đơn thuần lên lớp truyền dạy những kiến thức cơ bản thì các bé sẽ rất nhanh chán và không tiếp thu được bài học. Vậy nên việc tự làm các đồ dùng dạy học môn toán sẽ tạo bầu không khí trong lớp vui vẻ hơn, không bị cứng nhắc.
- Trẻ em thường hứng thú với màu sắc và con vật, điều này sẽ giúp các bé tập trung hơn cho bài học.
- Các hình vẽ sẽ giúp các bé dễ tưởng tượng hơn.
- Con số kèm hình động vật giúp các bé nhanh chóng ghi nhớ kiến thức.
- Tăng khả năng trao đổi kiến thức với cô giáo và bạn bè trong lớp, tăng khả năng giao tiếp của các bé, tránh các tình trạng về mạnh tâm lý sợ hãi khi học.
2. Cách làm đồ dùng học tập thông dụng.
2.1. Bảng nhân chia các số phạm vi 100
Bảng nhân chia 100 số
– Về cấu tạo.
- Bên ngoài: bảng này được thiết kế và tạo ra các phép nhân chia trong phạm vi 100 con số đầu tiên. Bằng đèn tín hiệu, hệ thống công tắc và tiếp nối điểm sẽ giúp các bé dễ nhận biết các con số và phép tính mà cô giáo đang nói đến. Lưu ý khi sử dụng các cô nên dụng thước đi kèm, chỉ vào những con số đang nói để các bé dễ hiểu hơn.
- Mặt phía trong: bao gồm có nguồn điện nhỏ với 12V, hệ thống 13 đi ốt và dây dẫn.
– Về tác dụng của chiếc bảng số.
- Giúp các bé nhận mặt con số nhanh hơn.
- Giúp các bé nhớ được phép nhân, chia 1 con số, 2 con số dễ dàng.
- Ngoài ra, còn giúp các bé hiểu được tính chất giao hoán có trong phép nhân như thế nào, kèm theo đó khi làm 1 tích các bé sẽ nhanh chóng tìm được thừa số của nó.
- Còn đối với phép chia các bé sẽ tìm được số nào là số chia, số nào là số bị chia.
2.2. Bảng cộng trừ trong phạm vi 10
Các phép cộng trừ từ số 1 đến số 10
– Cấu tạo của bảng: tương tự như bản nhân chia, bảng này cũng có cấu tạo bên trong và bên ngoài.
- Bên ngoài: bao gồm các cột số từ số 1 đến số 9, hàng thì sẽ có từ số 1 đến số 10 (mỗi ô, mỗi số sẽ được gắn 1 chiếc bóng đèn nhỏ). Ở giữa các cột, các hàng sẽ có phép cộng trừ đi kèm. Tiếp đó có cả phần bộ đếm có hình ảnh quả cam được gắn theo (các cô có thể đổi thành hình quả khác để gây hứng thú). Mỗi 1 quả cam sẽ có gắn kèm đèn phát sáng. Phần này dùng trong khi các bé đã cộng trừ và ra kết quả – kết quả sẽ được hiện thị ngay tại đây (kết quả bao nhiêu thì số bóng đèn sẽ sáng bấy nhiêu).
- Bên trong: nguồn điện của bảng các cô có thể sử dùng từ 5V – 12V, hệ thống đi ốt sẽ bao gồm 250 kèm đó là 80 rơ – le và không thể thiếu hệ thống dây dẫn.
– Tác dụng của bảng này.
- Giúp các bé nhận biết được 2 phép tính cơ bản đầu tiên của môn toán là cộng và trừ. Các bé sẽ biết cách cộng, trừ trong phạm vi 10 con số sẽ như thế nào, kết quả ra sao.
- Qua đó các bé sẽ biết được về tìm số hạng, tìm số trừ và số bị trừ của phép tính trừ.
2.3. Bảng xoay
Ngoài những bảng cơ bản trên để bé nhận biết được 4 phép tính cơ bản trong môn toán, các cô cũng có thể tại các trò chơi màu sắc đơn giản giúp các bé có những giờ học toán bớt khô khan hơn.
Bảng xoay các phép tính đơn giản
– Về cấu tạo bao gồm:
- 5 vòng tròn có độ nhỏ dần đều và 1 ốc ít gắn ở trung để giúp bảng xoay được dễ dàng. (ban đầu sẽ là 5 vòng tròn độc lập, sau đó sẽ được ghép lại với nhau bằng 1 ốc vít).
- Chân đế giúp bảng đứng đươc vững.
- 1 mũi tên cố định được gắn vào bảng.
– Về nguyên tắc hoạt động:
- 5 vòng tròn sẽ được quay độc lập, hoàn toàn khác biệt nhau.
- Còn mũi tên sẽ chỉ cố định ở tâm của vòng 1 (vòng trong cùng nhỏ nhất).
– Lắp các bộ phận và cách sử dụng vòng tròn:
- Xếp lần lượt từ vòng nhỏ nhất đến vòng lớn nhất và gắn ốc vít (mũi tên) vào chính giữa để cố định vòng xoay.
- Giữa mỗi vòng xoay các cô có thể dán các con số, các phép nhân cộng trừu nhân chia khác nhau.
- Sau khi hoàn thành các cô sẽ để nó trên bụng giảng và xoay các vòng, mũi tên chỉ vào phép tính và con số nào các bé sẽ phải thực hiện phép tính đó.
– Tác dụng của trò chơi:
- Giúp các bé nhận mặt được con số và các phép tính.
- Giúp các bé tính nhẩm nhanh, ra kết quả đúng.
2.5 “Chiếc nón kỳ diệu” cho môn toán
– Các dụng cụ cần có để làm đồ chơi này:
- 1 chiếc bảng trắng có kích thước 1,2m x 1,5m.
- Giấy màu
- Băng keo 2 mặt hoặc hồ dán
- Giấy bìa
- Giấy bóng kính
– Cách làm:
- Chia bảng làm 2 bên
- Bên trái tạo 1 bảng có 100 với kích thước 8,5m x 8,5m và dán những bông hoa có gắn từ số 1 đến 100.
- Làm 4 phép tính bằng tấm giấy bìa
- Bên phải vẽ hoặc cắt dán các hình hoa quả hoặc con vật để thực hiện các bé thực hiện các phép tính khi chơi.
– Cách chơi: Các bé sẽ phải lựa chọn các con số cho sẵn cùng với đó là các phép tính kèm đó là hình hoa quả, động vật các cô đã chuẩn bị để làm cá phép tính đó.
– Tác dụng:
- Các bé có thể nhớ được các số từ số 1 đến số 100
- Hiểu và sử dụng được 4 phép tính cơ bản
2.6. Những lưu ý khi bảo quản đồ dùng này
Để có thể sử dụng các đồ dùng này lâu dài các bạn nên:
- Tránh ánh nắng trực tiếp và nước
- Để ở khu vực thoáng mát
- Tránh va chạm mạnh
Để có được những tiết học thú vị đó không phải là điều đơn giản đối với nghề giáo, đặc biệt là với các cô giáo cấp 1. Với bài viết nhỏ này chắc hẳn các thầy cô đã có cho mình cách làm đồ dùng dạy học tự làm môn toán lớp 3 và các lớp khác.
Huyền mong muốn đem những trải nghiệm của bản thân để chia sẻ với bạn đọc, giúp các bạn tìm được những sản phẩm phù hợp nhất với mình.