Máy đo đường huyết Omron có tốt không? 4 máy đo đường huyết tốt nhất hiện nay

Máy đo đường huyết là một thiết bị y tế cực kỳ cần thiết trong những gia đình có người bị bệnh đường huyết. Trong rất nhiều loại máy đo đường huyết hiện có trên thị trường hiện nay, máy đo đường huyết Omron có tốt không?

Hãy cũng tham khảo ngay bài viết dưới đây của luachon4u để có câu trả lời nhé.

1. 4 Máy đo đường huyết tốt nhất hiện nay

Như đề cập bên trên, máy đo đường huyết Omron rất tốt, là một trong những lựa chọn phổ biến ngày nay. Tuy nhiên, luachon4u cũng muốn giới thiệu thêm với các bạn một số sản phẩm nữa để chúng ta có thêm sự so sánh và lựa chọn nhé.

4 máy đo đường huyết tốt nhất hiện nay
Máy đo đường huyết ONETOUCH Ultra 2 Johnson & Johnson – Lượng lấy máu nhỏ
  • Lượng máu lấy: 0,5 μL
  • Tốc độ đo: 5 giây
Máy đo đường huyết Omron – Độ chính xác cao
  • Lượng máu lấy: 1 µL
  • Tốc độ đo: 5 giây
Máy đo đường huyết Accu-chek Performa – Ghi nhớ nhiều kết quả
  • Lượng máu lấy: 0,6 μL
  • Tốc độ đo: 5 giây
Máy đo đường huyết Microlife – Kinh tế nhất
  • Lượng máu lấy: 0,5 μL
  • Tốc độ đo: 5 giây

1.1. Máy đo đường huyết ONETOUCH Ultra 2 Johnson & Johnson – Lượng lấy máu nhỏ

Máy đo đường huyết ONETOUCH

Ưu điểm

  • Mỗi lần kiểm tra chỉ cần lấy 0,5 μL máu
  • Màn hình lớn giúp theo dõi kết quả dễ dàng
  • Có thế kết nối truyền dữ liệu qua máy tính

Khuyết điểm

  • Không có

1.2. Máy đo đường huyết Omron – Độ chính xác cao

Máy đo đường huyết Omron

Ưu điểm

  • Các nút bấm dễ sử dụng
  • Độ chính xác được các chuyên gia đánh giá cao qua nhiều thử nghiệm

Khuyết điểm

  • Khá khó tìm mua trên thị trường so với các sản phẩm khác

1.3. Máy đo đường huyết Accu-chek Performa – Ghi nhớ nhiều kết quả

Máy đo đường huyết Accu-chek

Ưu điểm

  • Có thể ghi nhớ tới 1000 kết quả đo

Khuyết điểm

  • Không có

1.4. Máy đo đường huyết Microlife – Kinh tế nhất

Máy đo đường huyết Microlife

Ưu điểm

  • Ngoài kiểm tra đường huyết, máy còn có thể kiểm tra luôn mỡ máu và bệnh Gút
  • Giá thành cạnh tranh

Khuyết điểm

  • Không có

2. Máy đo đường huyết Omron có tốt không?

Omron là một thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản, hãng nổi tiếng vì các thiết bị chăm sóc y tế như cân sức khỏe, máy đo nhiệt độ, máy đo đường huyết,…

Máy đo đường huyết Omron được đánh giá cao bởi kết quả cho ra rất nhanh và chính xác. Cụ thể là bạn chỉ mất 5 giây để máy hiển thị kết quả và que thử cũng được mã hóa tự động, làm giảm đi những sai sót trong kết quả nhận về, nhờ vậy giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Ngoài ra, máy đo đường huyết Omron còn có rất nhiều ưu điểm mà bạn không thể bỏ qua, như:

  • Chỉ cần thử với một lượng máu rất nhỏ nên không hề ảnh hưởng tới sức khỏe
  • Có thể lưu lại kết quả để so sánh với lần kiểm tra kế tiếp
  • Máy báo hiệu khi que thử bị hỏng hay quá hạn để đảm bảo kết quả luôn chính xác

3. Tại sao nên sử dụng máy đo đường huyết

Máy đo đường huyết là thiết bị y tế không thể thiếu với những người bị bệnh đường huyết. Khoan nói về tác dụng của máy đo đường huyết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bệnh đường huyết để thấy sự nguy hiểm của nó với người bệnh ra sao đã nhé.

Bệnh đường huyết có nguy hiểm không?

Chỉ số đường huyết hay còn gọi là GI nhằm chỉ lượng đường có trong máu. Nếu với một người bình thường, thì giá trị này sẽ thấp vào lúc sáng và gia tăng lên khi vừa ăn xong và sẽ giữ nguyên một mức bình quân sau khoảng 4 tới 6 tiếng sau khi ăn. Nếu các bạn thấy chỉ số này giảm hoặc tăng một cách bất thường thì đó là dấu hiệu cho thấy các bạn đang gặp phải nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

  • Đường huyết cao: nếu giá trị trên 180mg/dl
  • Đường huyết thấp: nếu giá trị dưới 69mg/dl

Lượng đường huyết ở mức quá cao hoặc thấp sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy như chóng mặt, suy nhược cơ thể, sa sút trí tuệ, mắt mờ, mệt mỏi, giảm cân, tiêu chảy hoặc táo bón, nhiễm trùng da và âm đạo, …và nếu không được xử lý kịp thời, người bệnh có thể bị co giật, mất tỉnh táo và có thể dẫn tới tử vong.

Chỉ số đường huyết ở người khỏe mạnh sẽ dao động trong mức như sau:

  • Đường huyết khi đói: từ 70-130 mg/dl với người bình thường và xấp xỉ 95mg/dl đối với phụ nữ đang mang thai
  • Đường huyết sau khoảng 2 tiếng sau ăn: từ 130-180 mg/dl với người trưởng thành và xấp xỉ 120 mg/dl với phụ nữ mang thai

Tại sao nên sử dụng máy đo đường huyết?

Máy đo đường huyết được hoạt động dựa trên cơ chế phản ứng điện hóa của thuốc và lượng đường trong máu được lấy ra. Cấu tạo của máy cũng rất đơn giản, chỉ bao gồm: màn hình hiển thị kết quả, que thử, bút trích máu và pin.

Máy đo đường huyết là một thiết bị y tế không chỉ dành cho người bị tiểu đường mà những người bình thường cũng nên sử dụng để có thể kiểm soát được chỉ số đường huyết của cơ thể và điều chỉnh cho phù hợp thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập thể dục.

Nếu bạn thấy mệt bất kỳ lúc nào, hãy kiểm tra ngay để tránh tình trạng lượng đường trong máu quá cao hoặc thấp nhé.

4. Cách sử dụng máy đo đường huyết

Những ai cần thử đường huyết tại nhà?

Người mắc bệnh đái tháo đường type 1 và 2

Hoặc những người gặp phải những tình huống sau

  • Muốn kiểm tra lượng đường huyết cao hay thấp
  • Thay đổi trong phương pháp trị bệnh hoặc loại thuốc sử dụng
  • Thay đổi về chế độ ăn hoặc tập thể dục thể thao
  • Sử dụng cho phụ nữ có mang

Tần suất thử đường huyết tại nhà với người bị tiểu đường

Với người bệnh bị đái tháo đường Type 1

  • Người lớn: Thực hiện đo đường huyết 2 – 10 lần/ngày và nên đo vào các thời điểm như trước khi ăn sáng, khi đói, 2 tiếng sau khi ăn, trước và sau khi hoạt động thể thao
  • Trẻ em: Cần đo đường huyết 4 lần/ngày và được thực hiện trước bữa ăn và khi đi ngủ.

Với người bệnh bị đái tháo đường Type 2

  • Với người phải tiêm insulin hay uống thuốc thì tần suất đo sẽ phụ thuộc vào liều lượng insulin cũng như loại thuốc đang điều trị.
  • Người có nguy cơ bị hạ đường huyết: có thể kiểm tra khi ăn và trước lúc ngủ, có thể không cần kiểm tra hàng ngày

Cách sử dụng máy đo đường huyết

Dưới đây là hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước ấm, sau đó đảm bảo tay khô ráo trước khi đo
  • Lắp kim lấy máu vào và sau đó điều chỉnh độ sâu phù hợp
  • Que thử cần được lắp vào máy đo đường huyết, hãy kiểm tra code đã trùng hợp trên que thử và máy chưa nhé các bạn.
  • Nắn bóp nhẹ nhàng đầu ngón tay để máu được lưu thông trước khi lấy mẫu
  • Đặt kim chích vào đầu ngón tay và tiến hành lấy máu, lưu ý lấy đủ lượng máu cần dùng vì nếu thiếu máy cũng không đưa ra kết quả chính xác
  • Nhỏ máu lên que thử và dùng bông ấn nhẹ vào đầu ngón tay để máu ngưng chảy
  • Sau tầm 5 giây, kết quả sẽ được hiển thị trên màn hình
  • Vệ sinh lại tay và các dụng cụ thật sạch sẽ
  • Ghi chép số liệu vừa đo được để theo dõi định kỳ

5. Lưu ý khi sử dụng máy đo đường huyết

Để kết quả đo được chính xác nhất, sau đây là một số lưu ý khi sử dụng máy đo đường huyết. Các bạn hãy lưu ý nhé:

  • Nếu được bạn hãy đo lúc sáng sớm, còn không thì cố gắng nhịn ân 8 tiếng trước khi đo
  • Kết qua đo được nên tham vấn thêm với bác sĩ trước khi mua thuốc điều trị bệnh, không tự ý mua thuốc uống khi chỉ dựa trên kết quả đo
  • Không sử dụng máy cho bé sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Không tái sử dụng que lấy máu
  • Trước và sau khi đo xong cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước để tránh nhiễm trùng
  • Để điện thoại cách xa máy trong lúc máy đang hoạt động để chỉ số đo được chính xác
  • Đọc hướng dẫn sử dụng thật kỹ
  • Lưu thông tin những lần đo để so sánh với lần tiếp theo
  • Lên lịch đo đường huyết định kỳ
  • Lấy mẫu máu luân phiên trên các ngón tay, không chỉ lấy ở một ngón
  • Nếu cảm thấy ngón tay đau nhức, không cố gắng lấy máu đo đường huyết
  • Kết quả đo có thể bị sai lệch bởi nhiều nguyên nhân như tay chưa được vệ sinh sạch sẽ, que hết hạn dùng, không đủ mẫu máu thử, máy không chuẩn,…

6. Kinh nghiệm chọn mua máy đo đường huyết

Giữa rất nhiều thương hiệu hiện có trên thị trường, làm thế nào để lựa chọn được chiếc máy đo đường huyết phù hợp nhất đây? Dưới đây là chia sẻ của mình trong việc lựa chọn máy đo đường huyết, các bạn hãy tham khảo nhé.

  • Độ chính xác: Lựa chọn các loại máy đo đường huyết từ những thương hiệu lớn như Omron, Microlife, Accu check để máy cho ra kết quả chính xác nhất nhé các bạn. Thông thường kết quả trả về sẽ có độ chính xác tới 99%.
  • Giá cả: Trong những sản phẩm được mình giới thiệu trong bài này, mức giá chỉ dao động từ 1 tới 2 triệu đồng. Đây là mức giá rất phải chăng và cạnh tranh giữa các thương hiệu.
  • Thiết kế: Hiện nay các hãng cũng không có sự khác nhau nhiều về thiết kế của máy đo đường huyết. Thiết kế các loại máy này để nhỏ gọn trong lòng bàn tay, màn hình lớn để hiển thị kết quả.
  • Que thử: Nên sử dụng loại cài code vừa sử dụng dễ dàng mà kết quả lại cho ra nhanh và chính xác nữa.
  • Các tính năng khác: một số máy sẽ có thêm tính năng báo hiệu khi hết que, tự động ngắt khi không sử dụng,…bạn có thể cân nhắc khi mua nhé.

Đường huyết quá cao hay thấp đều gây ra các biến chứng nguy hiểm, do vậy việc theo dõi thường xuyên tại nhà là rất cần thiết. Giữa rất nhiều loại máy đo đường huyết tại nhà hiện nay, liệu bạn còn phân vân liệu “máy đo đường huyết Omron có tốt không”? Bài viết này đã là câu trả lời đầy đủ nhất cho bạn rồi đó, chúc các bạn lựa chọn được sản phẩm như ý.

Leave a Comment