Tại sao nấu sữa đậu nành bị vữa, bị kết tủa?

Sữa đậu nành là món đồ uống mát lành lại rất tốt cho sức khỏe, không chỉ cho phụ nữ. Nếu có thời gian rảnh, bạn hoàn toàn có thể tự nấu cho bản thân và gia đình những cốc sữa đậu nành thơm mát. Nhưng không phải ai lần đầu cũng có thể thành công trong việc nấu sữa đậu nành. Có rất nhiều thắc mắc liên quan đến việc làm thế nào để nấu được sữa đậu nành dễ dàng, ha  Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc đó.

sữa đậu nành

 

Sữa đậu nành thơm ngon tốt cho sức khỏe

1. Tại sao nấu sữa đậu nành bị vữa hoặc kết tủa?

1.1. Tại sao nấu sữa đậu nành bị vữa?

Trong quá trình nấu để tránh việc sữa đậu nành bị vữa thì bạn không nên khuấy quá nhiều, vì việc khuấy quá nhiều sẽ làm sữa bị vữa. Chính vì vậy, trong quá trình đun bạn chỉ nên khuấy những thời điểm như: lần 1 là lúc mới đặt lên bếp, lần 2 là khi sữa mới sôi. Và khi khuấy nên cố gắng thật nhẹ tay.

1.2. Tại sao sữa đậu nành bị kết tủa?

sữa đậu nành kết tủa

Sữa đậu nành bị kết tủa

– Thứ 1: Chất Casein có trong sữa đậu nành khi để ở 1 nồng độ chua nhất định nào đó nó sẽ bị kết tủa (hay nói cách khác là đông đặc). Độ chua có trong sữa đậu nành được tạo ra bởi chất axit Lactic được sản sinh bởi vi khuẩn có cùng tên Lactic. Bình thường thì loại chất này sẽ rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Nhưng trong sữa đậu nành loại axit Lactic này lại được sinh ra bởi một số loại tạp khuẩn không tốt cho hệ tiêu hóa của chúng ta. Và thường đó là do sơ suất trong quá trình chúng ta nấu loại thức uống này. Chính vì thế, khi nấu bạn nên cẩn thận và làm đúng cách.

– Thứ 2 là do chúng ta không biết cách bảo quản. Nếu bạn để sữa đậu nành đã nấu xong ngoài không khí quá lâu chúng sẽ bị nhiễm khuẩn có trong không khí, khi chúng tiếp xúc với nhau sẽ bị lên men và sữa đậu nành sẽ xảy ra hiện tượng kết tủa. Chính vì thế, sau khi nấu xong bạn nên để vào tử lạnh và chỉ nên làm đủ uống trong vòng 2 – 3 ngày.

2. Cách nấu sữa đậu nành ngon, đơn giản, dễ làm

2.1. Tác dụng của sữa đậu nành

Không phải tự nhiên sữa đậu nành được nhiều người ưa thích chỉ đơn giản vì nó ngon, mà loại thức uống này còn rất tốt cho sức khỏe.

  • Sữa đậu nành chứa nhiều chất béo không bão hòa nên có tác dụng giảm cân rất tốt.
  • Sữa đậu nành cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết giúp nuôi dưỡng, tái tạo da, không chỉ vậy còn giúp ức chế sắc tố melanin, giúp làn da của bạn được khỏe mạnh, mịn màng và đều màu hơn.
  • Sữa đậu nành giúp cải thiện cholesterol, phòng ngừa được các bệnh liên quan đến tim mạch.
  • Giúp tóc mọc nhanh, đẹp, mềm mượt.
  • Các protein có trong sữa đậu nành có thể làm gia tăng mật độ xương khớp.

2.2. Cách làm sữa đậu nành

– Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Máy xay sinh tố (bạn nên dùng chân to để có thể xay được hạt)
  • 200g hạt đậu xanh – lưu ý nên chọn các hạt to, mẩy, có màu tự nhiên và không bị nảy mầm.
  • 100g đường trắng
  • 1 lít nước lọc
  • 1 tấm vải (nên dùng vải xô để khi lọc sẽ tốt hiệu hơn)

– Các bước làm đơn giản:

  • Bước 1: đầu tiên các bạn hãy rửa sạch 200g đậu nành rồi ngâm vào trong nước khoảng 8 đến 10 tiếng. Khi rửa lưu ý nhớ loại bỏ hết toàn bộ phần hạt nổi bên trên. Sau khi hoàn thành việc ngâm hạt, các bạn vớt ra rổ và để ráo nước.
  • Bước 2: Đem hạt đậu đã ráo nước cho vào máy xay sinh tố, với 200g hạt bạn nên xay làm 4 lần, mỗi lần kèm cùng 200 – 250ml nước, như vậy sẽ đảm bảo việc hạt được xay nhuyễn hoàn toàn và không hại máy xay. (Về lượng nước bạn có thể thay đổi 1 chút, nếu bạn muốn uống đặc thì giảm xuống, còn muốn uống loãng thì hãy tăng lên, nhưng đừng tăng giảm quá nhiều sẽ mất độ ngon của sữa).
  • Bước 3 bạn hãy dùng vải xô đã chuẩn bị lọc hạt đậu vừa xay. Khi lọc bên nên làm 2 lần để đảm bảo việc lọc kỹ hoàn toàn bã đậu. Bã đậu còn thừa bạn có thể đem trồng cây cũng rất tốt.
  • Bước 4: cuối cùng là đem nước đậu đã vắt đi nấu. Khi mới đặt lên bạn nên để lửa to, khi sữa đã bắt đầu sôi bạn nên vặn nhỏ lửa lại, cẩn thận tránh bị trào ra ngoài nhé. Trong lúc này bạn hãy cho đường vào (lượng đường thì tùy bạn uống nhé). Nhớ khuấy đều tay nhẹ nhàng tránh bị bén vào đáy xoong.

nấu sữa đậu nành

 

Khuấy đều tay để giúp sữa không bị bén vào đáy nồi

3. Cách bảo quản sữa đậu nành

Sau khi đun sôi bạn hãy để nguội rồi cho lần lượt vào các chai thủy tinh (nhớ có nắp nhé), sau đó thì để vào trong tủ lạnh. Lưu ý không bảo quản trong chai nhựa và bình giữ nhiệt. Dù sữa đã nguội nhưng khi đổ vào chai nhựa, chất nhựa sẽ vẫn sẽ chảy ra hòa với sữa sẽ rất độc hại. Còn đối với bình giữ nhiệt sẽ nhanh chóng tạo thành môi trường khiến vi khuẩn phát triển.

Mùa hè đến rồi thay vì uống những loại nước có ga không tốt cho sức khỏe bạn có thể chịu khó tự nấu cho bản thân và gia đình những chai sữa đậu nành, vừa an toàn, đảm bảo lại vừa có giá thành rẻ. Với bài viết này chắc hẳn bạn đã có cho mình câu trả lời về lý do tại sao nấu sữa đậu nành bị vữa rồi chứ? Chúc bạn thành công!

Leave a Comment